Xử lý thế nào khi bị rết cắn

con-ret

Rết là loại côn trùng khá phổ biến, đôi khi ta bắt gặp chúng ngay trong nhà, trong bếp hay nhà tắm. Khi bị rết cắn không những đau mà còn có thể bị trúng độc, thậm chí tử vong.

Đặc điểm loài rết

Rết có hình thù rất đáng sợ. Chúng có cặp vuốt ở vùng miệng, trong cặp vuốt này có chứa chất độc để tấn công con mồi hoặc kẻ thù. Nếu bạn bị cắn, chất độc có thể theo cặp vuốt này vào trong cơ thể gây độc cho cơ thể.

Rết là loại côn trùng thuộc nhóm động vật thân đốt. Số lượng chân rết tùy từng loài, dao động từ 20 đến 300 chân. Chúng thường sống ở những nơi ẩm thấp, sinh sản không cần giao phối. Chính vì vậy bạn thường thấy chúng xuất hiện ở khu vực nhà bếp hay nhà tắm, nhà vệ sinh.

con-ret2
                                    Khi bị rết cắn phái xử lí ra sao

Khi bị rết cắn phải làm như thế nào

Khi bị rết cắn, có thể chỉ gây ngứa, sau đó hết. Với những vết cắn này chỉ cần bôi ít dầu gió là được. Tuy nhiên với những trường hợp nặng hơn, khi bị chất độc ngấm sâu vào cơ thể. Nạn nhân có thể bị chóng mặt, đau đầu, ù tai, nôn, co giật, hôn mê sâu. Rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mức độ nguy hiểm khi bị rết cắn phụ thuộc vào kích thước con rết. Nếu rết càng lớn thì lượng chất độc truyền vào cơ thể nạn nhân càng nhiều sau mỗi lần cắn, nếu bị cắn nhiều vết thì càng nguy hiểm.

Một số triệu chứng khi bị rết cắn

Triệu chứng tại chỗĐau dữ dội, vết đốt sưng nóng đỏ, bọng nước, ngứa, có thể bị hoại tử nông tại vết cắn, phù, nổi hạch. Các triệu chứng này sẽ giảm trong vòng 1-2 ngày.

Triệu chứng toàn thân: Khi bị trúng nhiều độc sẽ dẫn đến cơ thể đau nhức toàn thân, sốt, mệt mỏi. Đau họng, thở nhanh, ho, viêm bạch huyết, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy….Triệu chúng này kéo dài 4- 5 giờ.

Cách điều trị khi bị rết cắn

Từ xa xưa, con người đã biết đến cách dùng nước dãi của con gà hoặc con ốc để điều trị rết cắn. Nước dãi gà có thể khiến nọc độc của rết trở nên mất tác dụng. Ngoài ra rết còn là thức ăn khoái khẩu của gà. Chính vì vậy, nước dãi gà là bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm. Nếu không có gà có thể thay thế bằng nước dãi con ốc.

Khi bị rết cắn, bạn dùng vải, dây buộc ngay lại phía trên vết cắn để hạn chế chất độc truyền về tim. Sau đó móc họng gà lấy nước dãi bôi vào vết cắn, làm 2-3 lần như thế. Nếu không thì thay thế bằng nước dãi ốc.

Ngoài ra với những vết thương nhẹ hơn, bạn có thể sử dụng một số mẹo sau cũng rất hiệu nghiệm:

  • Giã nát tỏi bôi vào vết thương cũng rất nhanh hết đau
  • Rau sam rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương
  • Hạt cây hoa mào gà giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp vào vết thương.
  • Củ gấu rửa sạch, giã nát.
  • Vừng giã nát đắp vết thương
  • Lá bạc hà giã nát đắp
  • Cọng khoai môn bỏ vỏ, giã nát trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết thương cũng rất nhanh khỏi.

Việc quan trong hơn đó là phòng tránh rết cắn. Chính vì vậy,

– Mỗi gia đình cần chú ý dọn dẹp sạch sẽ. Không để các đồ vật như chối, thảm, vải ướt, đồ gỗ cũ trong nhà khiến rết làm tổ hoặc kê cao các vật dụng này. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, lấp kín cống rãnh diệt rết. Lắp đặt lưới chống muỗi, lưới chống côn trùng để rết không xâm nhập vào nhà được. Không để trẻ em chơi ở những nơi có nhiều đồ đạc, ẩm thấp, gạch ngói mục nát.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *