Phòng chống bệnh sốt xuất huyết như thế nào

bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus dengue do muỗi truyền. Là bệnh phổ biến vào mùa hè. Bệnh cấp tính và đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.

Năm 2013, số người bị mắc bệnh SXH ở nước ta lên đến 66.000 người, trong đó có 42 trường hợp tử vong. Các ca sốt xuất huyết chủ yếu xảy ra ở miền nam.

Trên thế giới, bệnh sốt xuất huyết cũng xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển và điều kiện khí hậu thích hợp với muỗi Aedes. WHO cho biết, hiện nay có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng có lưu hành bệnh SXH, khoảng 50-100 triệu người nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong lên đến 2,5% mỗi năm.

1.Nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết có 2 thể sốt dengue và sốt xuất huyết dengue. Sốt xuất huyết (SXH) thường xảy ra vào mùa hè, đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ em.

Sốt xuất huyết dengue lây truyền từ người bệnh nhiễm virus qua người lành thông qua loại muỗi có tên là Aedes aegypti. Loại muỗi này xuất hiện nhiều trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở Việt Nam.
SXH thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11. Đây là giai đoạn muỗi sinh sôi, phát triển mạnh nhất.

2. Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Khi bị bệnh sốt xuất huyết người bệnh thường có triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau mắt. Sốt cao đột ngột trong 2 đến 7 ngày kèm theo chán ăn, đau bụng thượng vị hoặc hạ sườn phải, có thể nôn, xung huyết hoặc phát ban.
Biểu hiện xuất huyết ngoài da là các chấm xuất huyết mặt trước 2 cẳng chân, gan bàn tay, mặt trong 2 cẳng tay. Xuất huyết niêm mạc có thể gây chảy máu chân răng hay chảy máu cam, đi cầu ra máu.

Triệu chứng bện sốt xuất huyết
Triệu chứng bện sốt xuất huyết

Những trường hợp bị sốc có biểu hiện, mệt li bì, chân tay lạnh, tiểu ít, đi cầu ra máu, nôn. Những trường hợp này cần đưa ngay tới bệnh viện.

Với trẻ em thường sốt cao, có thể co giật, tinh thần hốt hoảng.

3. Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm nhất là đối với trẻ em.

Bệnh SXH thể nhẹ có thể điều trị tại nhà khi sốt dưới 38 độ C, không buồn nôn, đau đầu ít, người không đau nhức, ít hoặc không nổi ban, không chảy máu cam, không đi ngoài phân đen. Không bị nhiễm các bệnh khác.

Những trường hợp sốt cao liên tục, đau đầu, nhức mỏi, trên da có nhiều chấn xuất huyết, người bệnh bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn mửa, có dấu hiệu sốc… cần được đưa tới bệnh viện điều trị. Trẻ em dưới 6 tuổi cần được đưa ngay tới bệnh viện.

Hiện nay, chưa có vắc xin điều trị sốt xuất huyết mà chủ yếu vẫn là phòng ngừa muỗi đốt để tránh bị nhiễm bệnh.
Các biện pháp phòng chống muỗi

Diệt lăng quăng, bọ gậy.

Loại bỏ hết những dụng cụ đồ dùng chứa nước không cần thiết: chum vại, chai, lọ….để muỗi không có nơi sinh sản.
Đậy kín những đồ dùng chứa nước đang sử dụng.

Nuôi cá trong cả bể chứa nước để diệt bọ gậy

Vệ sinh môi trường sạch sẽ, đồ đạc gọn gàng để muỗi không có nơi trú ẩn.

Lắp đặt lưới chống côn trùng inox, cửa lưới chống muỗi để ngăn chặn muỗi bay vào nhà.

cửa lưới chống muỗi Hoàng Minh
cửa lưới chống muỗi Hoàng Minh

Có thể sử dụng các dụng cụ bắt muỗi khác như đèn bắt muỗi, vợt muỗi,…

Phun hóa chất diệt muỗi dưới sự hướng dẫn của ngành y tế dự phòng địa phương.

Nằm màn khi ngủ…

Muỗi có ở xung quanh chúng ta, chúng có thể truyền sang người nhiều dịch bệnh nguy hiểm không chỉ có sốt xuất huyết mà nhiều bệnh khác như sốt rét, viêm não Nhật Bản, virus Zika, vì vậy người dân cần tích cực, chủ động phòng chống muỗi đốt để bảo vệ sức khỏe.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *