Những tác dụng phụ không ngờ tới khi thoa kem chống muỗi cho trẻ

kem-chong-muoi-1

Sử dụng kem chống muỗi để phòng muỗi đốt là biện pháp rất tiện lợi nên được các bà mẹ sử dụng nhiều mà không thấy hết những tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Thời tiết nắng nóng cộng với mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cho muỗi sinh sôi khắp nơi. Nhất là ở ngoài trời, khi ba mẹ đưa con đi công viên hay tham gia các hoạt động ngoài trời thường bôi kem chống muỗi cho bé để phòng chống muỗi đốt.

kem-chong-muoi

Chị Lan (Đan Phượng, Hà Nội) con được nghỉ hè nên buổi chiều thường cho bé ra ngoài trời thả diều, tập xe, đi câu…Trước khi đi chị cẩn thận bôi kem chống muỗi cho bé hầu hết chân tay, mặt … Dùng như một thói quen, nên ngay cả khi ở nhà, ngày nào chị cũng bôi cho bé.

Cũng như vậy, chị Hằng (Từ Liêm, Hà Nội), do nhà gần làng hoa Tây Tựu nên muỗi khá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Thấy kem chống muỗi sử dụng rất tiện lợi, chỉ cần xoa lên da là xong nên chị mua hẳn mấy lọ để dùng dần cho cả gia đình. Cô con gái 2 tuổi của chị, sau khi bị muỗi đốt ngứa ngáy cháu gãi trầy xước da, chị liền bôi luôn kem lên vết muỗi đốt cho cô bé. Chỉ sáng hôm sau, quanh vùng chị bôi thuốc nổi nốt màu đỏ, bé quấy khóc nhiều hơn. Chị hốt hoảng đưa con đến bác sĩ khám. Bác sĩ kết luận con bị dị ứng thuốc.

Theo bác sĩ Nam ( bệnh viện Nhi Trung Ương), các loại thuốc chống muỗi dạng kem hay dạng xịt sử dụng tiện lợi và hiệu quả nhưng không nên lạm dụng mà cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn.

Các loại kem, gel, dung dịch chống muỗi có thành phần hóa học chính là thuốc DEET với tỉ lệ thấp nhất là 15%. Những người có làn da nhạy cảm hoặc cơ địa dễ dị ứng cần cẩn thận khi dùng bởi có thể gây tác dụng phụ như  mẩn ngứa, nổi mụn, bong rát, đỏ da…nhất là đối với trẻ em dưới 6 tuổi càng phải cẩn thận vì làn da bé rất mỏng manh.

Một số loại kem, thuốc chống muỗi có chứa những hóa chất tổng hợp có thể gây nguy hiểm, tác động lên hệ hô hấp và gây dị ứng khi xâm nhập vào trong da.

Ngoài ra một số loại kem có mùi hương, nồng độ mạnh nên không tốt cho da của trẻ.

viem-da-di-ung-vi-san-pham-chong-muoi


Khi sử dụng kem chống muỗi, cha mẹ cần chú ý những điểm quan trọng sau:

  • Trước khi sử dụng nên thử phản ứng thuốc bằng cách bôi vào 1 vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không có dấu hiệu kích ứng thì mới dùng tiếp.
  • Cha mẹ nên xịt một lượng thuốc vừa đủ theo hướng dẫn sau đó bôi cho bé. Chỉ nên bôi vùng tay và chân, không nên bôi vào cổ, hay gần mắt, mũi, miệng…vì những vị trí này thuốc dễ xâm nhập vào cơ thể qua cơ quan hô hấp hay vào miệng , gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Phụ huynh cần chú ý không bôi thuốc lên vết thương hở vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm hóa chất, dị ứng, sưng viêm hay nhiễm trùng da
  • Có thể xịt thuốc lên các vị trí chăn, chiếu màn…. mà không cần bôi trực tiếp lên da….

Bện cạnh việc bôi kem chống muỗi, mỗi gia đình nên chú trọng các biện pháp tiêm phòng vắc xin cho trẻ để chống các dịch bệnh . Vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, loại bỏ nơi cư trú và sinh sản của muỗi.

Lắp đặt cửa lưới chống muỗi để bảo vệ cả gia đình suốt cả ngày và trong khoảng thời gian dài để bé có thể tự do vui chơi.

Tắm rửa, lau mồ hôi sạch sẽ cho trẻ. Không xịt nước hoa hoặc các sản phẩm dưỡng da có mùi thơm làm hấp dẫn muỗi.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *