Muỗi – loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Muỗi là loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.  Đây là loại côn trùng sinh trưởng trong các ao hồ, vũng nước đọng. Tác hại của muỗi không biểu hiện ngay lập tức nhưng để lại hậu quả khá nặng nề.

1. Môi trường sống loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tại Việt Nam với khí hậu nhiệt đới là nơi lý tưởng để muỗi sinh tồn, phát triển mạnh mẽ. Muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, giữa người với động vật. Muỗi hút máu người, động vật bị bệnh sẽ mang theo virut và lây lan cho người hay động vật bị chúng hút máu tiếp theo.

Muỗi sống lâu hơn con người khoảng 30 triệu năm do cơ chế tiến hóa rất linh hoạt. Thực sự, bản thân muỗi không có bệnh đe dọa con người, nhưng do chúng hút máu nhiễm bệnh nên mang bệnh sang cho con người. Phổ biến nhất có các chi muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng. Chi Anopholes truyền bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng sống trong tim chó. Chi muỗi Culex truyền bệnh vi-rút West Nile, viêm não và sốt rét châu Á.

Muối loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
                                   Muỗi loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Mỗi năm có hơn 200 triệu người mắc bệnh và 600 000 người chết vì căn bệnh này. Đe dọa tới tính mạng một nửa dân số thế giới và tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi năm. Ngoài sốt rét, muỗi còn gieo rắc những căn bệnh khác như sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não…

Hiện có hơn 2.500 loài muỗi khác nhau, và chúng xuất hiện ở mọi khu vực của thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực. Trong mùa sinh sản cao điểm, muỗi đông hơn tất cả những động vật khác trên trái đất, ngoại trừ mối và kiến. Chúng chính là thủ phạm gây ra cái chết cho hàng chục ngàn người trong khi xây dựng kênh đào Panama.

2. Các loại muỗi- loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Các loại muỗi phổ biến ở Việt Nam đó là: Muỗi Aedes; Muỗi Anophel và Muỗi Culex.

Muỗi Aedes (Muỗi vằn)

Muỗi Aedes hay còn có tên khác là muỗi vằn là loại muỗi ban đầu được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Tuy nhiên, ngày nay, ngoại trừ Nam Cực thì loài muỗi này sinh sống ở các vùng đất khác.

Không giống như các loại muỗi khác, muỗi vằn lại hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Khoảng thời gian “kiếm ăn” của muỗi vằn tập trung vào sáng sớm, khoảng 2 giờ trước khi mặt trời mọc và buổi chiều tối, vài giờ trước khi mặt trời lặn.

Bên cạnh đó, loài muỗi vằn còn ưa thích màu tối như màu đen, đỏ. Muỗi vằn có thể bay khoảng cách ngắn từ 50 – 100m. Chúng phát triển sinh sôi ở những nơi ẩm ướt, tù đọng và chúng cũng có thể sống ở nơi trong nhà, trường học, nơi làm việc.

Tác nhân gây bệnh: Muỗi vằn vô cùng nguy hiểm bởi nó gây ra nhiều dịch bệnh gây chết người như: sốt xuất huyết, sốt vàng da và đặc biệt là vi rút Zika gần đây gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Muỗi Anophel

Một loài muỗi có tính chất nguy hiểm không kém và còn tồn tại với số lượng lớn đó chính là muỗi Anophel.

Anophel hoạt động trong khoảng thời gian tờ mờ sáng hoặc chập tối, số ít lại hoạt động về đêm. Có loại muỗi kiếm ăn trong nhà, một số lại tìm đến môi trường bên ngoài. Chúng thích sinh sống trong môi trường nước sạch, không bị ô nhiễm. Cũng như muỗi vằn, muỗi Anophel thích ở những chỗ tối, màu sắc tối. Một con muỗi Anophel cái có thể đẻ tới 50 – 150 trứng sau khi nó hút máu xong.

Tác nhân gây bệnh: Muỗi Anophel là nguyên nhân gây bệnh sốt rét vô cùng nguy hiểm.

Muỗi Culex

Culex là một chi gồm nhiều loại muỗi- loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Muỗi Culex thường sinh sôi và phát triển ở những vùng nước ngọt: vũng nước, hồ bơi, bể chứa nước… Trứng muỗi Culex chỉ nở trong môi trường nước.

Loài muỗi này thường đốt người vào ban đêm và ở trong nhà cả trước. Tương tự như các loài muỗi trên, muỗi Culex cũng ưa thích màu tối. Chúng là loài có khả năng bay đường dài.

Tác nhân gây bệnh: bệnh sốt tây sông Nile, sốt rét gia cầm. Nguy hiểm nhất là bệnh viêm não Nhật Bản

3. Cách phòng tránh loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Để có thể ngăn ngừa muỗi đốt, bạn cần biết môi trường sống của chúng, và cách để ngăn chúng đốt. Từ đó để tiêu diệt loài động vật lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

 Diệt muỗi bằng biện pháp dân gian như bẫy, vợt để diệt và đuổi, diệt muỗi bằng hương diệt muỗi. Phương pháp đuổi muỗi truyền thống, việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi có hữu hiệu và được nhiều khách hàng tin dùng hiện nay.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *