Khám phá những bí ẩn về ruồi và các biện pháp diệt ruồi

ruoi

Ruồi là vật trung gian truyền bệnh. Cần có các biện pháp diệt ruồi đúng cách để phòng tránh. Trong số những loại côn trùng không trực tiếp gây hại cho con người. Truyền sang người nhiều bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, bại liệt….

Nếu xung quanh nơi bạn sinh sống có nhiều ruồi. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo về ô nhiễm môi trường nơi bạn ở. Và ruồi sẽ là loài vật mang những mầm bệnh từ điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh đó đến với bạn.

Có thể có rất nhiều bí mật về loài vật này mà bạn chưa biết. Ruồi với những tác hại của nó đã được biết đến từ những thế kỷ trước. Đây là loại côn trùng có 6 chân. Chân của ruồi có khả năng tiết ra chất dính đặc biệt. Giúp chúng đứng vững trên các mặt phẳng trơn và thẳng đứng. Ruồi có 2 mắt, nhưng đó là mắt kép với khoảng 4.000 mắt đơn. Đỉnh đầu có thêm 3 mắt đơn nữa.

628559
                                                          Có rất nhiều biện pháp diệt ruồi

Tập tính của ruồi là ánh sáng, sợ bóng tối, ưa điều kiện thời tiết ấm áp, sợ giá lạnh. Ruồi sinh sản nhiều và thích đẻ ở những nơi bẩn thỉu, có chất hữu cơ thối rữa mục nát. Có xác động vật chết, những nơi như hố xí, chuồng nuôi gia súc, bãi rác. Vòng đời của một con ruồi trải qua 4 giai đoạn: trứng – dòi – nhộng – ruồi trưởng thành. Khi nở thành con ruồi nhỏ, con ruồi này chỉ sau 10-14 ngày là có thể giao phối và đẻ trứng. Trong 1 mùa hè ngắn, từ một con ruồi cái có thể sinh ra hàng triệu thế hệ ruồi sau đó. Tuổi thọ của ruồi khoảng 3-4 tuần. Chúng sinh sản mạnh vào mua hè, đa số chết vào những tháng mùa đông. Một số sống được nhờ chui vào ẩn nấp trong các khe tường, sống nhờ thức ăn dự trữ. Khi thời tiết ấm sẽ chui ra kiếm ăn và tiếp tục vòng đời sinh sản.

Ruồi là một loại côn trùng điển hình về ăn bẩn. Chúng thích đến những nơi xú uế, tanh hôi. Chúng ăn tất cả thức ăn, chất thải và rác rưởi, phân của người và các động vật khác thải ra.

Trong nước bọt của ruồi có chứa nhiều loại enzym giúp chúng làm lỏng và tiêu hóa thức ăn. Chúng dùng vòi để hút thức ăn ở dạng lỏng.

Sử dụng các biên pháp diệt ruồi hiệu quả
                      Sử dụng các biên pháp diệt ruồi hiệu quả

Chính vì sống ở những môi trường ô nhiễm và ăn những thức ăn bẩn thỉu. Nên khi ruồi đậu vào đồ đạc hay thức ăn của chúng ta sẽ khiến thức ăn, đồ đạc của chúng ta bị nhiễm bẩn. Bên cạnh việc ăn thức ăn của con người, ruồi con nôn ra những thức ăn đã tiêu hóa và bỏ lại trên những chỗ chúng từng đậu.

Chính vì vậy bất cứ nơi nào bị ruồi đậu đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng thức ăn mà ruồi ăn tuy ít nhưng chúng mang đến vô số các loại vi trùng, vi khuẩn có hại cho người.

Nhất là khi ruồi đậu trên phân của những người mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, bại liệt. Chúng sẽ mang những mầm bệnh này phát tán nhiều nơi. Truyền sang cho những người khác, khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Ngoài ra chúng còn là trung gian lây truyền các dịch bệnh khác như bệnh lỵ, amip, nấm, đau mắt, lao,…

Ruồi có thế bay xa 1.600m mang theo khoảng 28 vạn vi khuẩn và trứng giun, sán trên mình, chân. Cánh làm ô nhiễm nguồn nước, thức ăn của con người và mang đến cho con người những dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy sự ảnh hưởng của ruồi đối với con người là vô cùng lớn. 

Những biện pháp tiêu diệt ruồi và côn trùng khác

Cách đơn giản là bạn dùng vỉ đập ruồi. Hoặc tự chế các loại bẫy ruồi bằng chai, lọ hay lưới để dân dụ ruồi. Tuy nhiên biện pháp này bạn phải sử dụng liên tục.

Dùng hóa chất phun vào những nơi ruồi đậu nhiều, hoặc dùng bả diệt ruồi (DDVP, dipterex…)

Lắp cửa lưới chống côn trùng, cửa lưới chống muỗi để ngăn chặn ruồi xâm nhập vào nhà.

Biện pháp cửa lưới chống muỗi hiệu quả nhất
                                              Biện pháp cửa lưới chống muỗi hiệu quả nhất

Vệ sinh môi trường để không cho ruồi có nơi sinh sống và sinh sản. Chôn xác súc vật chết, dọn vệ sinh chuồng nuôi gia súc, hố tiêu, dọn rác thải sạch sẽ để mang tiêu hủy hoặc chôn lấp.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tiến hành các biện pháp diệt ruồi. Ruồi sống và phát triển trong môi trường ẩm ướt, có phân. Vì vậy để diệt ruồi, bạn cấn làm nơi đó khô ráo sử dụng vôi bột, cát khô, đất bột kho, than xỉ,…. đổ vào đó. Tốt nhất là khu vực chuống nuôi gia súc cần được lát gạch, láng xi măng khô ráo, để không có nơi sinh sản, phát triển.






 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *