Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh cấp tính, do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh cực kỳ nguy hiểm với trẻ em vì nó gây tác động trực tiếp nên thần kinh trung ương, có thể gây tử vong cho trẻ hoặc để lại biến chứng nguy hiểm. Tại Hà Nội, thời điểm này bệnh đang có dấu hiệu gia tăng.
Virus viêm não Nhật Bản lây truyền sang người qua muỗi Culex. Trong thiên nhiên một số loài động vật hoang dã như chim, một số loài động vật có vú, bò sát là nơi chứa mầm bệnh này. Virus này dần được phát tán đến những loài vật sống gần với con người như lợn, sau đó là bò, dê,… và muỗi là vật trung gian truyền bệnh từ các loài gia súc nhiễm virus này qua người.
Ở nước ta, loại muỗi này sinh sản mạnh vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhất là ở Miền Bắc. Muỗi thường sinh sản ở ngoài cánh đồng, ruộng lúa, ruộng mạ…sau đó bay vào các chuồng gia súc hút máu và sẽ lây sang người nếu người bị muỗi này đốt.

Muỗi Culex hoạt động mạnh vào lúc chập tối đến đêm.
Trẻ em dưới 15 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều là đối tượng hay bị nhiễm bệnh này.
Tính đến ngày 25.6 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện 9 ca nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Số ca bệnh không đang có dấu hiệu tăng lên. Chính vì vậy người dân cần chủ động theo dõi sức khỏe của con em mình đê đưa đến các cơ sở y tế khi có các triệu chứng sau:
Sốt cao đột ngột 39-40 độ C
Có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn
Co giật, co cứng, cử động bất thường, thóp phồng.
Có những rối loạn về tinh thần như mê sảng, hôn mê, vật vã, li bì…
Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, mỗi ngày đều khám và chẩn đoán cho 6-8 bệnh nhi có dấu hiệu mắc bệnh viêm não Nhất Bản.
Tỉ lê tử vong của bệnh này từ 10-20%, Ngoài ra những di chứng để lại cho trẻ cũng rất nặng nề nhất là về sự phát triển trí tuệ và thần kinh vận động.
Những biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản:
Tiêm vắc xin là biện pháp đầu tiên và tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Cần tiêm vắc xin đúng lịch, đúng liều cho trẻ.

Tiếp theo cần thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi để tránh bệnh dịch lây lan. Để thực hiện điều này, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, lăng quăng.
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chống côn trùng để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà.
Sử dụng màn khi ngủ, hoặc các biện pháp chống muỗi an toàn khác.

Muỗi thường sống và sinh sôi ở những nơi có nước đọng nên cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi như chum, vại, lu chứa nước, mảnh sành, chai, lọ….
Để chuồng nuôi gia súc, gia cầm rời xa nhà, loại bỏ ổ bọ gậy. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
Cần thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi là giải pháp quan trọng để phòng chống viêm não Nhật Bản cũng như các bệnh lây truyền qua muỗi nguy hiểm khác như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng,….