Trong cuộc sống, có rất nhiều người gặp phải tình huống bị côn trùng chui vào tai. Khi đó để đảm bảo an toàn cho bạn cần có một số biện pháp xử lý đúng để không để lại di chứng sau này.
1. Các triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng chui vào tai
Côn trùng có thể chui vào tai ngay cả khi bạn đang ngủ, hoặc nằm úp tai xuống đất. Tai nạn này thường xảy ra ở những nơi có nhiều côn trùng sinh sống, nhất là ở những vùng nông thôn, rừng núi, có nhiều vườn tược, cây cối hoặc những nơi có vệ sinh kém, nhiều đồ đạc….
Bạn có thể thấy đau dữ dội, đột ngột một bên tai, xen kẽ hoặc âm ỉ, ngứa ngáy hoặc cảm giác như có con gì đó đang bò trong tai. Nếu là trẻ nhỏ thường khóc thét lên.
Chúng có thể đốt hoặc cào vào tai gây chảy nước hoặc máu do trầy xước, rách màng nhĩ,.. Tùy thuộc từng mức độ mà có người có thể đau nhức đến ngất đi hoặc chỉ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
2. Cách xử lý khi côn trùng chui vào tai
Khi bị côn trùng chui vào tai bạn lấy oxy già nhỏ vào tai cho chúng chui ra hoặc chết rồi đến cơ sở y tế để xử lý tiếp.
Nếu bệnh nhân tự xử lý ở nhà hoặc không đến các phòng khám chuyên khoa thường không xử lý được hoàn toàn. Các phần còn sót lại như đầu, chân ở quá sâu khiến bị đau dữ dội hơn.
Nếu bệnh nhân vẫn chủ quan không đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để lấy côn trùng ra. Các di chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm tai giữa, viêm tai ngoài, thủng màng nhĩ, giảm,…
Bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế có đủ chuyên môn và các trang thiết bị để để gắp côn trùng ra. Tốt nhất là đến chuyên khoa Tai, Mũi, Họng.
Với loại côn trùng to, bác sĩ thường làm chết bằng cách nhỏ oxy. Hoặc các dung dịch chuyên biệt để tránh gây trấn thương cho ống tai, màng nhĩ. Côn trùng nhỏ thì có thể lấy ra bằng cách bơm, hút bằng nước ấm hoặc các dụng cụ chuyên dụng… Sau khi lấy được ra thì cần rửa sạch tai và nhỏ thuốc để tránh nhiễm trùng.
Một số biện pháp nên tránh khi bị con trùng chui vào tai
Bạn không nên dùng biện pháp dân gian: giã lá hẹ, hành lá, nước gừng, mật ong nhỏ vào tai,…Vì nếu không làm đúng có thể gây nhiễm trùng cho tai.
Có thể dùng biện pháp chiếu đèn sáng vào tai, vì chúng gặp ánh sáng sẽ chui ra ngoài.
Người bị côn trùng chui vào tai cần thật sự bình tĩnh để xử lí. Sau đó cần nhẹ nhàng kéo dái tai lên. Sau đó nghiêng phần tại bị côn trùng chui vào, hướng lên phía trên để côn trùng bò ra. Không nên hướng xuống phía dưới vì côn trùng đi xuống ngược lên và bò sâu vào bên trong.
3. Một số biện pháp phòng ngừa côn trùng chui vào tai
- Không nên ngủ ở dưới đất để tránh côn trùng chui vào
- Không để thức ăn rơi vãi trên giường, nệm khiến cho kiến hoặc các loại côn trùng khác đến và có thể chui vào tai.
- Vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để côn trùng không còn nơi ẩn náu trong nhà
- Lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chống côn trùng để cách ly các loại côn trùng với ngôi nhà.
- Với trẻ sơ sinh phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn. Hoặc bú sữa để tránh thu hút côn trùng bay đến đốt hoặc chui vào tai.
Trên đây là một số biện pháp xử lý khi bị côn trùng chui vào tai. Bạn nên tránh để xảy ra trường hợp này bằng cách lắp đặt lưới chống muỗi, buông màn để cách ly với côn trùng. Nên đến có sở y tế chuyên khoa để xử lý khi bị côn trùng chui vào tai.