Bài thuốc điều trị sốt xuất huyết đơn giản bằng cây nhà lá vườn

benh-viem-nao-nhat-ban

Thời gian gần đây, bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp tại nước ta, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Trên cả nước hiện nay đã có 50.000 ca nhiễm bệnh với 17 ca tử vong. Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn đối với trẻ em. Sốt xuất huyết có nhiều dấu hiệu giống bệnh cảm cúm thông thường nên nhiều người thường không nhận ra.

  1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết gây ra do virus dengue truyền từ muỗi Aedes aegypti sang người khi người bị muỗi cái đốt. Sau đó tiếp tục người bệnh lại bị muỗi này đốt và truyền sang người khác. Bệnh có thể lây lan thành dịch.
Triệu chứng của bệnh:

phong-chong-ngan-chan-benh-sot-xuat-huyet

  • Bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày với cảm giác đau đầu, mệt mỏi, đau khắp cơ thể.
  • Đau họng kèm theo buồn nôn, tiêu chảy
  • Trẻ em có thể có hiện tượng nổi ban
  • Triệu chứng xuất huyết có thể xuất huyết từ ngày thứ 2 đến thứ 5: Xuất huyết có thể xuất hiện khi tiêm chích, cơ thể xuất hiện các nốt ban, xuất huyết có thể xuất hiện ở lòng bàn chân, gan bàn tay, mặt trong 2 cẳng tay, mặt trước cẳng chân. Xuất huyết niêm mạc với các biểu hiện chảy máu chân răng hoặc đi tiểu ra máu. Xuất huyết tiêu hóa như đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Trẻ dưới 5 tuổi có thể sốt cao, co giật.
  • Triệu chứng nguy hiểm hơn là sốc, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến thứ 6. Trẻ hết sốt nhưng mệt li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể nôn hoặc đại tiện ra máu. Khi người bệnh bị sốt cần đưa đến bệnh viện ngay.
  1. Điều trị sốt xuất huyết bằng cây nhà lá vườn


    Dưới đây là bài thuốc trị bệnh sốt xuất huyết ngay tại nhà do Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh hướng dẫn như sau:
    Bài 1: Cây nhọ nồi 16 g, mã đề 16 g, Lá cúc tần 12 g, củ sắn dây 20 g, gừng tươi 3 lát, trắc bách diệp (sao đen) 16 g,  lá tre 16 g, rau má 16 g.

    Nếu không có củ sắn dây thay bằng lá dâu 16 g, không có lá trắc bách diệp thay bằng lá sen sao đen 12 g hoặc kinh giới sao đen 12 g,.

    Cách dùng: Các thành phần thuốc trên rửa sạch thái nhỏ cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút rồi đổ vào phích giữ ấm. Người bệnh cần uống ngày 3 lần.

    Bài 2: Cỏ nhọ nồi 20 g, sài đất 20 g, rễ cỏ tranh 20 g, hoa hòe sao vàng 12 g,  kim ngân (dùng cả hoa, lá, cuộng) 12 g, lá cối xay sao vàng 8 g, hạ khô thảo 12 g (hoặc lá bồ công anh 12g), gừng tươi 3 lát.

    Cách dùng: Các thành phần thuốc chưa sao đem rửa sạch, cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút, sau đó đổ vào phích giữ ấm, uống ngày 3 lần.

    Liều lượng

    Liều lượng của hai bài thuốc trên là dành cho người lớn. Với trẻ em, tùy theo độ tuổi,  từ 8-14 tuổi dùng 1/2 liều, dưới 8 tuổi dùng 1/3 liều lượng,. Sốt nhiều có thể tăng vị giảm sốt như  kim ngân, sắn dây, cỏ nhọ nồi, sài đất, lá tre. Nếu chảy máu nhiều tăng các vị cầm máu và sao đen như  lá sen, trắc bách diệp.

  2. Phòng bệnh

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền nên cần thực hiện phòng tránh muỗi đốt như:

  • Lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chống côn trùng để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà.
  • Nằm ngủ mắc màn, mặc quần áo tay dài để phòng muỗi đốt
  • Dọn vệ sinh môi trường, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng, nước thải.
  • Nuôi cá trong bể để diệt lăng quăng, bọ gậy.
  • Phun thuốc diệt muỗi theo hướng dẫn của ngành y tế.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *